Top 10+ công cụ hỗ trợ cho bảo vệ mà các bạn cần phải biết


01/04/2022

Công cụ hỗ trợ cho bảo vệ là một trong những trang bị bất ly thân rất cần cho nhân viên bảo vệ. Bảo vệ là một trong những nghề khá nguy hiểm cần đảm bảo an ninh, trật tự đồng thời sẽ bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho những người khác. Để tìm hiểu rõ hơn về các công cụ này bài viết sẽ giải đáp những thắc mắc dưới đây. 

Công cụ hỗ trợ cho bảo vệ có cần thiết hay không?

Công cụ hỗ trợ cho bảo vệ là một trong những thứ cần thiết trong công việc. Nếu như giáo viên gắn liền với phấn thì ngành bảo vệ cũng rất cần thiết với những dụng cụ hỗ trợ trong công việc. Bảo vệ không phải là một ngành việc “nhàn”, mỗi ngành nghề đều có những cái khó riêng.

Công cụ hỗ trợ cho bảo vệ có cần thiết không?

Nếu như khách hàng đang làm việc trong một công ty, đang đi siêu thị hay ăn uống tại một nhà hàng thì các chú bảo vệ vẫn luôn nâng cao tính cảnh giác của mình. Đảm bảo được sự an toàn cũng như không gây rối loạn trong khu vực mình phụ trách. Tránh những trường hợp có người vào náo loạn có theo hung khí. Hay các chú bảo vệ phải đi kiểm tra, thông báo cho nhau thì dụng cụ hỗ trợ là một trong những thứ không thể thiếu.

Pháp luật quy định thế nào về các công cụ hỗ trợ cho bảo vệ

Vì bảo vệ là một ngành nguy hiêm nên cần được trang bị dụng cụ hỗ trợ trong công việc. Những dụng cụ này có thể là súng điện, hay chích điện,… Khá nguy hiểm nên được pháp luật quy định như sau:

Căn cứ pháp luật Khoản 11 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, sửa đổi, bổ sung 2019 quy định như sau:

“Công cụ hỗ trợ chính là phương tiện, nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm:

a) Thứ nhất: Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, từ trường, chất gây mê, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, ...

b) Thứ hai: Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây ngứa, chất gây mê;

c) Thứ ba: Lựu đạn cay, lựu đạn khói, quả nổ;

d) Thứ tư: Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay bắt dao; găng tay điện, lá chắn,...”

Ngoài ra tại Khoản 1 Điều 55 “Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ”. Vì vậy theo như quy định này lực lượng bảo vệ được phép sử dụng những công cụ hỗ trợ.

Trước khi trang bị cho đội ngũ nhân viên bảo vệ, các công ty quản lý bảo vệ sẽ có những buổi học tập huấn cho nhân viên của mình. Những hướng dẫn cụ thể sẽ đem lại hiệu quả hơn khi áp dụng vào thực tế.

Công cụ hỗ trợ cho bảo vệ trong quá trình làm việc

Là một nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp thì những công cụ hỗ trợ sau đây sẽ không thể thiếu.

Đồng phục bảo vệ

Đồng phục bảo vệ không thể thiếu với nhân viên bảo vệ. Ngoài đảm bảo tính đồng nhất thì đồng phục còn chứng tỏ chứng được tính chuyên nghiệp cho công ty quản lý. Đồng phục bảo vệ sẽ bao gồm: Quần áo, mũ, giày, và một số phụ tùng khác được quy định trong thông tư 08.

Đồng phục bảo vệ của An ninh cảnh vệ

Đồng phục bảo vệ cần đảm bảo được tính lịch sự, chặt chẽ, năng động và thoải mái cũng như thuận tiện trong quá trình thực thi công việc.

Đèn pin

Đèn pin cũng là một vật không thể thiếu, phục vụ trong quá trình đi tuần vào ban đêm. Vậy nên khi sử dụng đèn pin, nhân viên bảo vệ cần kiểm tra những điểm sau trước khi sử dụng:

  • Kiểm tra thiết bị trước khi giao nhận đổi ca làm việc.

  • Tránh rơi vỡ hoặc va chạm mạnh.

  • Luôn kiểm tra đèn còn hoạt động tốt hay không, song song với đó phải đảm bảo độ sáng cho đèn.

  • Thường xuyên kiểm tra và thay bóng đèn, lưu ý cần thay đúng chủ loại.

Bộ đàm từ xa

Bộ đàm cầm tay phải phải đáp ứng điều kiện không quá 6W và sử dụng loại sạc pin. Bộ đàm từ xa sẽ đảm bảo được nếu trong quá trình làm việc gặp một số trường hợp khẩn cấp sẽ kịp thời thông báo cho nhau. Để từ đó trao đổi và nhanh chóng đưa ra phương án xử lý kịp thời nhất.

Dùi cui điện

Công cụ hỗ trợ cho bảo vệ nhắc tới không thể bỏ qua dùi cui điện, tuy nhiên khá nguy hiểm. Nên trước khi được cấp sử dụng nhân viên bảo vệ đã được huấn luyện từ trước. Bởi, dụng cụ này có thể gây thương tích năng hoặc có thể nguy hiểm đến tính mạng người khác. Cho nên khi sử dụng cần tuyệt đối tuân thủ quy trình thực hiện sao cho chỉ khống chế được đối phương.

Súng điện

Sung điện cũng là một trong những công cụ vô cùng đắc lực khi thực hiện công việc. Ngoài ra phải có sự cho phép bởi cơ quan có thẩm quyền thì nhân viên bảo vệ mới được sử dụng. Do vậy chỉ có những bảo vệ làm việc tại tiệm vàng bạc, ngân hàng, khách sạn, vũ trường, quán bar,… mới thường sử dụng dụng cụ này.

Sử dụng súng điện sẽ được tập huấn chi tiết

Sổ ghi chép

Việc ghi chép cẩn thận, và chi tiết công việc cần phải làm trong quá trình làm việc là điều cần thiết. Việc này hỗ trợ các nhân viên bảo vệ đưa ra được cách giải quyết nhanh chóng trong từng trường hợp.

Điện thoại di động

Đây cũng là một thiết bị rất hữu ích, trong những trường hợp quan trọng có thể thống báo, xin sự chỉ đạo từ cấp trên dễ dàng hơn.

Máy chụp ảnh

Máy chụp ảnh cũng là một trong các dụng cụ cần được trang bị. Vì nhiều khi cần lưu lại chứng cứ để báo cho cấp trên. Nhưng hiện nay máy ảnh đã được tích hợp với điện thoại.

Bộ dụng cụ sơ cấp cứu tại chỗ

Bộ dụng cụ cần có băng, gạc, cồn sát khuẩn, mặt nạ phòng độc, găng tay… phòng trường hợp khi làm nhiều vụ bị thương có thể sử dụng luôn.

Hệ thống thiết bị máy tuần tra quản lý

Máy bấm tuần tra sẽ giúp công việc giám sát của bảo vệ trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn. Chỉ cần đi qua những khu vực cần giám sát rồi thực hiện những thao tác đơn giản cho đến khi nghe thấy tiếng bíp. Xuất hiện trên màn hình LCD là coi như khu vực đó an toàn.

Tạm kết

Công cụ hỗ trợ cho bảo vệ đều là những công cụ vô cùng cần thiết. Vừa đảm bảo được tính chuyên nghiệp của nghề nghiệp. Vừa có thể bảo vệ khách hàng cũng như bản thân trong những trường hợp khẩn cấp.

MÃ ỨNG DỤNG LIVE CHAT: